Phật giáo và Triết học Ấn Độ Hỏa_(nguyên_tố_cổ_điển)

Trong Phật giáo Ấn Độ, Tứ đại (chữ Hán: 四大, tiếng Phạn: cattāro mahābhūtāni) là bốn yếu tố lớn hình thành nên vật chất, gồm: Địa đại (地大, pruṭhavī-dhātu), Thủy Đại (水大, āpa-dhātu), Hỏa đại (火大, eja-dhātu) và Phong đại (風大, vāyu-dhātu).[3][4]

Ánh sáng, sức nhiệt mặt trời thuộc về Hỏa đại, yếu tố này có bản chất ấm nóng, có tác dụng thành thục.[5]

Agni là vị thần của lửa trong Hindu giáo. Từ agni trong tiếng Phạn có nghĩa là lửa, cùng nguồn gốc với ignis trong tiếng Latin, огонь trong tiếng Nga (phát âm là agon). Agni có ba hình dạng: lửa, sét và mặt trời. Agni là một trong những vị thần quan trọng nhất, ngài là thần lửa và là người chấp nhận hy sinh. Những vật hiến tế dành cho Agni sẽ được chuyển đến các vị thần vì Agni là sứ giả của các vị thần khác. Ngài luôn trẻ, vì ngọn lửa được thắp lại mỗi ngày, nhưng ngài cũng bất tử. Theo truyền thống Ấn Độ, lửa cũng được liên kết với Surya hoặc Mặt trời và Mangala hoặc Sao Hỏa và với hướng đông nam.

Triết học